Bản vẽ bể tự hoại

Có thể thấy, bể tự hoại là một trong những bộ phận không thể thiếu trong các công trình dân sinh. Bộ phận này có vai trò rất quan trọng trong việc chứa và xử lý chất thải. Thông thường, để xây bể tự hoại tốt và chuẩn thì cần có bản vẽ để đảm bảo các yếu tố khi xây dựng. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn một số mẫu bản vẽ CAD bể tự hoại 3 ngăn tiêu chuẩn phổ biến nhất hiện nay.

Bạn đang xem: Bản vẽ bể tự hoại

Bể phốt là gì? Bể phốt tự hoại 3 ngăn

Bể phốt còn gọi là bể tự hoại, hầm cầu,…. Đây là nơi chứa các chất thải từ bồn cầu xuống. Đồng thời, nó có nhiệm vụ phân hủy chất thải, biến chất thải thành chất lỏng trước khi theo ống thoát nước ra ngoài.

Bể phốt tự hoại 3 ngăn là loại bể tự hoại có 3 ngăn. Khi xây dựng loại bể tự hoại này cần đảm bảo bể có thể chưa được chất thải rắn; cấu tạo bể phải lưu trữ được váng bọt, bùn và đảm bảo các vấn đề xử lý sinh học tốt nhất.

*
Bể phốt tự hoại 3 ngăn

Bản vẽ cad bể tự hoại 3 ngăn

Dưới đây là một số bản vẽ CAD bể tự hoại 3 ngăn bạn có thể tham khảo:

*

Mặt cắt ngang 2-2 bể tự hoại 3 ngăn BTCT

*

Mặt cắt chiều dọc 1-1

*

Các thành phần bản vẽ đầy đủ của bể tự hoại 3 ngăn BTCT

Cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn

Bể tự hoại 3 ngăn sẽ có cấu tạo cơ bản như sau:

Ngăn chứa: là nơi chứa tất cả chất thải từ bồn cầu. Sau khi được xả xuống, những chất thải này sẽ trôi xuống ngăn chứa. Trong ngăn chứa sẽ gồm nhiều vi sinh vật có nhiệm vụ phân hủy chất thải thành bùn. Diện tích ngăn chứa sẽ chiếm ½ tổng diện tích cả bể tự hoại.Ngăn lọc: là ngăn dùng để lọc các chất thải lơ lửng từ ngăn chứa. Diện tích sẽ bằng ¼ diện tích cả bể.Ngăn lắng: là nơi chứa các chất thải không thể hoặc khó phân hủy như tóc, kim loại,…. Diện tích của ngăn này là phần còn lại của bể.
*
Cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn

Tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại

Bể tự hoại 3 ngăn sẽ được thiết kế theo tiêu chuẩn sau:

Tổng dung tích bể V = Tổng dung tích ướt + dung tích phần lưu ( V = Vư + Vk)

Trong đó, dung tích ướt gồm:

Vùng tích lũy bùn cặn đã qua phân hủy (Vt)Vùng chứa cặn chưa phân huỷ (Vb)Vùng tách cặn thừa (Vn)Vùng tích luỹ váng có trong bể (Vv)

Công thức tính dung tích bể phốt là: Vư = Vn + Vb + Vt +Vv

Tiêu chuẩn dung tích vùng lắng là: Vn = Q.tn = N.qo.tn/1000

Trong đó:

N: Số người sử dụng bể
Qo: tiêu chuẩn nước thải

Kích thước bể phốt 3 ngăn

Kích thước bể phốt 3 ngăn không cố định mà sẽ thay đổi tùy theo nhu cầu sử dụng của từng gia đình. Dưới đây là bảng kích thước bể phốt 3 ngăn tiêu chuẩn bạn có thể tham khảo:

Bảng kích thước bể phốt 3 ngăn tiêu chuẩn

Số người dử dụng (N)Chiều cao lớp nước (m)Chiều rộng bể (m)Chiều dài ngăn thứ nhất L1 (m)Chiều dài ngăn thứ 2 L2 (m)Dung tích ướt (m3)Dung tích đơn vị (m3/người)
51.20.1.20.61.50.30
101.21.01.60.72.80.28
201.41.02.91.05.40.27
501.61.83.31.413.50.27
1002.02.04.41.624.00.24

Hướng dẫn cách tự xây bể tự hoại 3 ngăn

Bể tự hoại 3 ngăn không hề khó xây dựng. Bạn có thể tham khảo một số bước cơ bản sau đây:

B1: chọn vị trí để đào hố xây dựng bể phốt. Hố cần đảm bảo đủ to, rộng để xây dựng bể theo đúng kích thước đã tính toán.B2: Xây dựng bể theo thiết kế bạn đã lên sẵn. Khi đã đào hố xong thì cần xây dựng bể phốt 3 ngăn gồm: ngăn đầu chiếm 2/3 diện tích bể; 2 ngăn lắng và ngăn lọc còn lại chiếm 1/3 diện tích bể và 2 ngăn ngày có diện tích bằng nhau.B3: Lắp đặt các đường ống thoát chất thải, ống thoát khí cho bể phốt. Cần đảm bảo lắp đúng kỹ thuật để bể hoạt động tốt nhất.B4: Tiến hành san lấp mặt bằng và nghiệm thu công trình. Khi san lấp cần chú ý không nén đất quá chặt để tránh làm vỡ đường ống.
*
Cách tự xây bể tự hoại 3 ngăn

Nguyên nhân tắc nghẽn hầm tự hoại và cách xử lý

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến bể phốt bị tắc nghẽn phải kể đến như:

Vứt quá nhiều giấy vệ sinh xuống bồn cầu.Vô tình làm rơi dị vật xuống bồn cầu.Lâu ngày không thông hút bể phốt.Lắp đặt các đường ống hoặc xây bể phốt sai kỹ thuật.

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn một số mẫu bản vẽ CAD bể tự hoại 3 ngăn chi tiết nhất. Hy vọng thông tin trong bài sẽ hữu ích với bạn.

Bể phốt 3 ngăn đang dần phổ biến trong các công trình nhà ở hiện nay. Tuy nhiên, việc thiết kế hệ thống bể phốt đúng kỹ thuật, tiết kiệm chi phí, phù hợp với diện tích lại không hề dễ dàng. Việc này đòi hỏi bạn phải lên bản vẽ bể phốt 3 ngăn chi tiết trước khi tiến hành thi công.


Bể phốt là gì? Các chức năng của bể phốt

*

Bể phốt hay còn gọi là bể tự hoại là hệ thống xử lý nước thải tại chỗ có quy mô nhỏ, thường được thi công dựa theo bản vẽ bể phốt 3 ngăn hoặc 2 ngăn đã được thiết kế trước. Thông thường, thiết bị này được áp dụng với những cách xa hệ thống xử lý nước thải của các công ty vệ sinh môi trường.

Bể phốt là nơi chứa các chất thải từ bồn cầu xuống, những chất thải này sẽ bị phân hủy sau một thời gian và đi theo hệ thống ống thoát nước ra ngoài. Có thể nói, bể phốt đóng vai trò rất quan trọng trong việc ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường.

Xem thêm: Vẽ Tranh Bác Hồ Và Thiếu Nhi Vẽ Chân Dung Bác Hồ Vẽ, Cách Vẽ Chân Dung Bác Hồ

Tham khảo: Hút bể phốt tại Hai Bà Trưng

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bể phốt

*

Bể phốt được chia ra làm 2 loại chính là bể phốt 3 ngăn và 2 ngăn. Mỗi loại lại có đặc điểm, cấu tạo và nguyên lý hoạt động khác nhau. Tuy nhiên, bể phốt 3 ngăn cho hiệu quả lọc và thân thiện với môi trường hơn cả.

Cấu tạo bể phốt 3 ngăn

Bể phốt 3 ngăn được thiết kế gồm 3 ngăn bao gồm: ngăn chứa, ngăn lắng và ngăn lọc.

Ngăn chứa có diện tích lớn nhất, đây là nơi chứa tất cả các loại chất thải chưa phân huỷ được thải xuống. Sau một thời gian dài, các chất thải sẽ phân hủy thành bùn.Ngăn lắng là nơi tiếp nhận các chất thải từ ngăn chứa. Những chất thải khó phân hủy như tóc, kim loại, vật cứng sẽ đọng lại ở đáy ngăn.Ngăn lọc là nơi tiếp nhận chất thải ở ngăn lắng chuyển sang. Bộ phận này đóng vai trò giữ lại tất cả các chất thải lửng lơ thông qua hệ thống lọc.

Cấu tạo bể phốt 2 ngăn

Bể phốt 2 ngăn có cấu tạo gồm 1 ngăn chứa và 1 ngăn lắng. Vai trò của 2 bộ phận này tương tự như bể phốt 3 ngăn. Do không có ngăn lọc nên hiệu quả lọc không cao nên ít được sử dụng.

Nguyên lý hoạt động của bể phốt

Từ cấu tạo của bể phốt, bạn có thể hình dung ra nguyên lý hoạt động của chúng. Sau khi chất thải được xả xuống từ bồn cầu sẽ đi đến ngăn chứa. Một số loại vi khuẩn và nấm sẽ khiến chất thải bị phân hủy thành bùn, trừ các loại chất thải khó phân hủy như tóc, kim loại,…Những chất thải này sẽ đi đến ngăn lắng, chúng sẽ bị thải ra ngoài hoặc thành khí nếu gặp điều kiện phù hợp.

Đến đây, nước thải ở dạng khí lửng lơ, gặp ngăn lọc sẽ bị giữ lại và chất thải sau khi được xử lý sẽ được thoát ra ngoài. 

Sơ đồ của bản vẽ bể phốt 3 ngăn phổ biến hiện nay

*

Sơ đồ bản vẽ bể phốt 3 ngăn bao gồm:

Ống vào bể phốt: 2 ống dẫn nối từ bệ xí, bệ tiểu vào bể phốt.Ống ra bể phốt: Ống dẫn nối từ bể phốt ra hố ga và thoát ra ngoài cống thoát nước chung.Ống thông hơi cho bể phốt và ống thông hút cặn bể phốt: Dùng ống mềm luồn vào trong ống ra bể phốt để hút cặn.Hố ga: Xây dựng bên ngoài công trình, đặt ở vị trí thuận tiện cho quá trình thông hút sau này.

*

Các loại bể phốt 3 ngăn hiện nay và cách xây dựng

Bể phốt 3 ngăn xây bằng gạch đá

Loại bể này cần phải xây bằng tường đôi có độ dày 220mm hoặc hơn. Xếp gạch một hàng dọc và một hàng ngang thay phiên. Cần sử dụng gạch đặc mác 75 và vữa xi măng cát vàng mác 75. Các mạch vừa phải dày, đều, miết kỹ tránh tình trạng hở mạch gây nứt tường sau một thời gian sử dụng.

Cả mặt trong và mặt ngoài của bể phải được trát vữa xi măng cát vàng mác 75 và dày 20mm. Cần chia làm 2 lớp: lớp đầu dày 10mm, lớp ngoài dày 10mm, ngoài cùng đánh màu xi măng không thấm. Lưu ý, chọn loại xi măng dành riêng cho bể phốt để tránh tình trạng bị nứt vỡ sau này.

Tại các gốc bể phải trát nguýt góc, đặt các tấm lưới bằng thép có kích thước 10x10mm giúp chống thấm hiệu quả, một phần lưới nằm trên đáy bể ít nhất là 200mm.

Đối với tự hoại 3 ngăn bằng bê tông

Loại bể này thì vị trí giữa ống dẫn truyền và nắp bể tự hoại, ống dẫn nước vào ra phải được giăng kín. Tốt nhất nên sử dụng nguyên liệu bằng cao su chịu được nước, hóa chất, nhiệt độ cao.

Các ống nước dẫn vào, ra vào giữa các ngăn của bể tự hủy

Các ống này cần được đặt so le với nhau để quãng đường nước chảy trong bể phốt là dài nhất, tránh tình trạng chảy tắt. Đoạn ống nước thải trước khi đưa vào bể chứa cần được đặt nằm ngang, độ dốc khoảng 2%, chiều dài không quá 12m.

Ống dẫn phân vào và ra bể cần sử dụng ống dạng chữ T, đường kính tối thiểu 100mm, đầu trên cao hơn mặt nước, đầu dưới cách mặt nước 400mm. Các ngăn của bể phốt 3 ngăn được thông với nhau bằng ống dẫn nước, làm bằng cút chữ L ngược có đường kính ít nhất 100mm. Cút hoặc lỗ thông phải cách đáy bể tối thiểu 500mm và cách mặt nước tối thiểu 300mm để đảm bảo quá trình phân hủy diễn ra ổn định nhất.

Các lưu ý trong quá trình thiết kế và xây dựng bể phốt tự hủy 3 ngăn

Để đảm bảo thiết bị bể phốt 3 ngăn hoạt động ổn định và thực hiện đúng nhiệm vụ của chúng, dưới đây là một số lưu ý trong quá trình thiết kế, thi công và xây dựng bể:

Chiều sâu từ lớp nước trong bể từ đáy bể tới mặt nước tối thiểu là 1,2m.Đường kính bể tối thiểu 0,7m. Nếu bể có hình chữ nhật thì tỉ lệ chiều dài : chiều rộng là 3:1.Nếu lượng nước thải nhiều hơn 10m3/ngày và nhỏ hơn 25m3/ngày thì nên xây bể 3 ngăn.Nên đổ tấm đan bê tông cốt thép mác 200, độ dày tối thiểu 150mm ở đáy bể tự hoại.Nên dùng gạch lỗ nhỏ, bê tông cốt thép, bê tông đổ tại chỗ hoặc được chế tạo từ HDPE, Composite để đảm bảo độ bền và tính ổn định trong quá trình sử dụng.

Một số hình ảnh của bể phốt 3 ngăn ngoài thực tế

Sau đây là một số hình ảnh của bể phốt 3 ngăn cho bạn tham khảo:

*
Hình ảnh bể phốt 3 ngăn công nghiệp
*
Hình ảnh bể phốt 3 ngăn tự xây
*
Bể phốt 3 ngăn hoàn thiện

Mong rằng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của bản vẽ bể phốt 3 ngăn trong thiết kế và thi công. Từ đó, giúp bạn tìm được một loại bể 3 ngăn ưng ý và phù hợp.