Nếp là món ăn nằm trong sở thích của nhiều người. Tuy nhiên, sau sinh mổ mẹ bầu phải cân nhắc chế độ dinh dưỡng của mình để phù hợp với tình trạng sức khỏe và đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng nuôi con. Sinh mổ bao lâu được ăn đồ nếp? Các mẹ cùng theo dõi nội dung dưới đây để biết thêm thông tin.sinh mổ bao lâu được ăn nếp

Đồ nếp có tác dụng như thế nào với mẹ sau sinh?
Sinh mổ xong có được ăn đồ nếp?
Nếp là một trong những loại thức ăn cung cấp năng lượng tốt cho cơ thể. Ngoài ra, sau khi sinh người mẹ mất nhiều máu nên cần được bù đắp các chất dinh dưỡng để hồi phục sức khoẻ và tạo sữa nuôi con.sinh mổ bao lâu thì ăn được đồ nếp

đẻ mổ bao lâu ăn được đồ nếp là một trong những loại thức ăn cung cấp năng lượng tốt cho cơ thể
Trong 100g gạo nếp thì có đến 1,2mg sắt. Đây cũng là lý do nhiều người khuyên các mẹ sau sinh nên ăn đồ nếp để tốt cho sức khỏe và đảm bảo đầy đủ hàm lượng sắt cung cấp cho bé yêu thông qua nguồn sữa mẹ.
Bạn đang xem: Đẻ mổ bao lâu thì ăn được đồ nếp
Ngoài ra, gạo nếp còn chứa nhiều chất xơ không hòa tan, giúp mẹ sau sinh phòng ngừa được một số bệnh lý như ung thư tuyến tính, trực tràng…
Gạo nếp cũng có tính ấm, vị ngọt, dễ tiêu hóa, có tác dụng làm ấm bụng. Do vậy, việc sinh mổ kiêng đồ nếp bao lâu còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe của sản phụ, vết mổ có nhanh lành hay không…

Nếp là thực phẩm giúp mẹ tăng tiết sữa sinh mổ bao lâu ăn được đồ nếp
Đối với người mẹ cho con bú, một món ăn tăng tiết sữa là cháo gạo nếp nấu với móng giò, đỗ xanh giúp tăng cường năng lượng, chất đạm và các vitamin, chất khoáng giúp tuyến sữa của người mẹ được thông lại.
Sinh mổ bao lâu được ăn nếp?
Mặc dù đồ nếp mang lại nhiều lợi ích, nhiều dưỡng chất cho cơ thể nhưng khi dùng, các mẹ cũng cần chú ý. Những đồ nếp thường chứa nhiều amilopectin tạo nên độ dẻo đặc trưng của cơm nếp, chất này có thể gây nên chứng khó tiêu. Vì thế, trẻ nhỏ, người già, người mới ốm dậy không nên ăn quá nhiều đồ nếp. sanh mổ bao lâu được ăn nếp

Mẹ mới trải qua ca phẫu thuật nên kỵ đồ nếp, chỉ ăn sau khi vết thương hồi phục sanh mổ bao lâu được ăn nếp
Đặc biệt, những người mới trải qua ca phẫu thuật, người đang bị sưng viêm nên kỵ đồ nếp nếu không sẽ gây mưng mủ. Đẻ mổ bao lâu thì ăn được nếp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa của chị em, tình trạng vết mổ…
Những ngày đầu tiên sau khi mổ, các mẹ cần lưu ý đến chế độ ăn uống. Lúc này chỉ nên uống nước lọc, nước đường và ăn cháo loãng để cơ thể phục hồi lại nhanh nhất và tổn thương ở vết mổ trở về trạng thái ổn định.

Chế độ dinh dưỡng của mẹ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến con
Những ngày sau trở đi các mẹ được ăn uống bình thường nhưng do cơ thể vẫn yếu và đnag trong thời gian phục hồi, hơn nữa những thực phẩm mẹ ăn ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn sữa nuôi con nên mẹ phải hết sức chú ý. Mẹ nên ăn nhiều đạm, các thực phẩm chứa nhiều canxi. Bên cạnh đó, các chị em nên uống nhiều nước để có sữa cho con bú.
Lắng nghe tư vấn của bác sĩ
Không có một con số thời gian chính xác cho vấn đề đẻ mổ bao lâu thì ăn được nếp. Đối với sự nhạy cảm về tình trạng sức khỏe sau sinh yêu cầu các chị em cần vừa ăn “vừa nghe ngóng” để điều tiết thích hợp chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bản thân và dinh dưỡng nuôi con.

Sinh mổ bao lâu được ăn đồ nếp? với BÁC SĨ KHOA SẢN
Muốn có được những lời khuyên chính xác và khoa học nhất cho vấn đề đẻ mổ bao lâu thì ăn được nếp, các chị em nên lắng nghe lời tư vấn của các bác sĩ cho trường hợp của mình.
Trên đây là những chia sẻ về giá trị dinh dưỡng và giải đáp thắc mắc sinh mổ bao lâu được ăn đồ nếp, hi vọng các mẹ có chế độ ăn uống thật hợp lý để nhanh chóng hồi phục. Mọi thắc mắc kiến thức liên quan, vui lòng liên hệ Tổng đài Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc 1900 55 88 96 để được giải đáp miễn phí.
Sinh mổ có được ăn ngô dành cho những mom mê món này nhé Sinh mổ bao lâu thì quan hệ được từ chuyên gia khoa sản các mẹ cần lưu ý kĩ nhé.Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu CúcTham vấn bác sĩ

Bác sĩ CKII
Nguyễn Văn Hà
Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản
Tổng đài:1900 55 88 92
Đặt lịch khám
Sản phẩm / Dịch vụ nổi bật
Tham vấn bác sĩ

Thạc sĩ, Bác sĩ
Nguyễn Công Tuấn
Bác sĩ Sản phụ khoa
Tổng đài:1900 55 88 92
Đặt lịch khám
Câu hỏi liên quan
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Đăng ký ngay
Hệ thống y tế Thu Cúc
thucuchospital.vn
Liên kết mạng xã hội
Tải app TCI - nhận ưu đãi hấp dẫn
BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ THU CÚC
Hotline giao thuốc tận nhà: 0936347266
Giờ làm việc:
Từ Thứ 2 - Chủ nhật: | 7h00 - 17h00 |
Khám Nội - Đa khoa: | 7h00 - 17h00 |
Khám Ngoại: | 8h00 - 17h00 |
Cấp cứu: | 24/24 |
Khoa Phụ Sản: | 7h00 - 20h00 |
Khám sản + Trực sinh: | 24/24 |
Khám Tai Mũi Họng: | 7h00 - 20h00 |
Khám Răng hàm mặt: | 8h00 - 17h00 |
Khám Mắt, Da liễu: | 8h00 - 17h00 |
Khám Nhi: | 24/24 |
Khám Ung bướu: | Thứ 2 đến chủ nhật từ 7h00-17h00 |
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ THU CÚC
Quản lý bởi Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc
Phòng khám ĐKQT Thu Cúc TCI Trần Duy Hưng
Hotline giao thuốc tận nhà: 0936435366
Phòng khám Đa khoa Thu Cúc TCI Đại Từ
Hotline giao thuốc tận nhà: 0936357080
Phòng khám Đa khoa Thu Cúc TCI Nguyễn Trãi
Sau sinh, vấn đề ăn uống, nên ăn gì, kiêng gì là điều khiến các mẹ rất đau đầu. Tuy nhiên, việc kiêng cữ đúng cách, tránh những thực phẩm dễ gây sẹo, làm ảnh hưởng đến vết đẻ mổ là vô cùng quan trọng. Một trong những món ăn mà bác sĩ khuyên sản phụ nên tránh sau khi mổ đẻ là xôi. Vậy sản phụ đẻ mổ bao lâu ăn được xôi?
1. Có hay không nên kiêng đồ nếp sau đẻ mổ?
Đồ nếp, phổ biến nhất là xôi, là thực phẩm mà nhiều người vẫn thường ăn hàng ngày. Tuy nhiên, có lẽ không nhiều người biết được những công dụng của gạo nếp, xôi nếp với sức khỏe.Từ xưa, gạo nếp đã được sử dụng để nấu cháo cho người ốm, giúp họ mau chóng bình phục. Không chỉ cung cấp năng lượng gấp đôi so với gạo tẻ, khoai, sắn, ngô,… gạo nếp còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho sản phụ, giúp kích thích quá trình tiết sữa, cải thiện chất lượng sữa mẹ rất nhiều. Theo nghiên cứu, những sản phụ nuôi con bằng sữa mẹ sẽ có nhu cầu nạp năng lượng cao hơn khoảng 500 đến 600 calo so với những sản phụ không nuôi con bằng sữa mẹ.
Tuy nhiên, gạo nếp hay xôi lại là nhóm thực phẩm được khuyến cáo cần kiêng sau quá trình sinh nở, đặc biệt là đẻ mổ. Bởi lẽ, gạo nếp có tính ôn ấm, ăn vào người có thể bị nóng. Trong khi đó, người bị tổn thương, có vết thương hở mang tính hàn, tích độc, đối kháng với tính nóng của đồ nếp, xôi, từ đó khiến vùng bị tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn, dễ mưng mủ, khó lành.

Xôi, đồ nếp là món ăn mà các mẹ cần kiêng sau quá trình đẻ mổ
Bởi vậy, việc kiêng ăn đồ nếp, xôi sau khi đẻ mổ là cần thiết. Đẻ mổ là cuộc phẫu thuật phức tạp, để lại tổn thương sâu tới tử cung của mẹ. Vì vậy, việc kiêng cữ cần phải thận trọng hết sức để giúp cải thiện tình trạng vết mổ sớm nhất, tránh nhiễm trùng. Vết mổ đẻ nếu được chăm sóc tốt có thể phục hồi và lành hẳn sau 6 tháng.
2. Sản phụ đẻ mổ bao lâu ăn được xôi? Ăn xôi có lợi ích gì?
Xôi, gạo nếp không chỉ cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể của sản phụ sau sinh mà còn cung cấp nhiều loại axit amin, các nguyên tố vi lượng giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn, đặc biệt có lợi cho chị em sinh mổ mất máu nhiều, cơ thể suy nhược, da xanh xao, yếu ớt.
Xem thêm: Chương Trình Tương Tự Winscp Là Gì ? Hướng Dẫn Sử Dụng Winscp Chi Tiết Nhất!
Vì vậy, việc thêm đồ nếp, xôi vào khẩu phần ăn có thể mang đến nhiều lợi ích cho các mẹ. Tuy nhiên, chỉ khi ăn đúng cách, ăn ở thời điểm phù hợp, nhóm thực phẩm này mới phát huy được công dụng của nó.
2.1. Sản phụ đẻ mổ sau bao lâu thì ăn được xôi, đồ nếp?
Việc xôi, đồ nếp gây cản trở quá trình phục hồi vết mổ, khiến cho vết mổ dễ bị mưng mủ, nhiễm trùng khiến nhiều mẹ cho rằng cần kiêng tuyệt đối nhóm thực phẩm này. Tuy nhiên, chị em chỉ nên kiêng ăn đồ nếp, ăn xôi ngay sau khi sinh.

Đẻ mổ bao lâu ăn được xôi? Để giữ cho vết mổ phục hồi, tránh để lai sẹo xấu, các mẹ cần kiêng ăn xôi sau 6 tháng mổ đẻ
Đối với sản phụ đẻ mổ, có vết mổ chưa lành, tuyệt đối không nên ăn xôi, đồ nếp. Cần tối thiểu 2 tháng để vết mổ ngoài da liền hẳn và cần 6 tháng để vết rạch trong tử cung phục hồi. Vì vậy, tốt nhất sản phụ chỉ nên ăn xôi, đồ nếp sau 6 tháng mổ đẻ để đảm bảo an toàn, duy trì quá trình phục hồi vết thương thật tốt. Kể cả khi có thể ăn được đồ nếp, xôi, các mẹ cũng không nên ăn quá nhiều.
2.2. Sản phụ đẻ mổ sau bao lâu thì ăn được xôi? Ăn xôi đúng thời điểm sau sinh mang lại những lợi ích gì?
Ăn xôi, đồ nếp sau khi vết mổ đẻ lành hẳn, sản phụ có thể nhận được những lợi ích không ngờ:
– Được cung cấp nhiều năng lượng hơn gấp nhiều lần so với các thực phẩm khác: Đồ nếp chứa nhiều calo, cung cấp năng lượng cao hơn hẳn các thực phẩm cùng nhóm bột gạo như cơm, khoai, sắn, ngô,… Cơ thể của sản phụ sau sinh, đặc biệt là sản phụ đẻ mổ thường rất yếu và cần nhiều năng lượng để tạo sữa, phục hồi trạng thái như khi chưa bầu bì. Chính vì vậy, việc sử dụng đồ nếp rất cần thiết, giúp cung cấp calo và protein, tăng khả năng ổn định thể trạng sau sinh mổ tốt hơn.
– Giúp cải thiện hệ cơ xương khớp sau sinh hiệu quả: Không chỉ có hàm lượng calo, protein cao, gạo nếp, xôi còn chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho sự phục hồi của các mẹ, đặc biệt là sự phục hồi của hệ cơ xương khớp, bao gồm các vitamin nhóm B, chất xơ, sắt, vitamin E và canxi. Sử dụng thêm gạo nếp, xôi vào chế độ ăn sau sinh mổ, các mẹ có thể hạn chế được tình trạng loãng xương, đau nhức vùng lưng, các khớp chân, tay,…
– Bổ máu, cải thiện tình trạng thiếu máu sau sinh: Xôi, gạo nếp giàu sắt. Vậy nên, ăn xôi, đồ nếp ở thời điểm vết mổ đã lành hẳn sẽ giúp cơ thể của mẹ được bổ sung sắt, hỗ trợ kích thích quá trình tái tạo, sản sinh tế bào máu mới. Từ đó, sức khỏe của mẹ tốt lên, tử cung cũng phục hồi hoạt động, chức năng của nó một cách ổn định hơn.

Ăn xôi đem lại nhiều lợi ích cho sản phụ, đặc biệt là công dụng bổ máu, lợi sữa
– Lợi sữa, kích thích sữa về: Đối với những sản phụ nuôi con bằng sữa mẹ, việc bổ sung các thực phẩm lợi sữa, tăng tiết sữa là rất cần thiết. Gạo nếp, xôi chứa nhiều calo, protein và các vitamin, từ đó kích thích tuyến sữa của mẹ, tăng sản sinh các hormone Prolactin, tăng lượng sữa tiết ra, giúp bé bú được nhiều hơn, tăng cân tốt hơn.
3. Sau đẻ mổ, mẹ nên tránh ăn những gì ngoài xôi, đồ nếp?
Sau đẻ mổ, sản phụ cần kiêng ăn xôi, đồ nếp tối thiểu 6 tháng. Ngoài ra, sản phụ sinh mổ cũng nên tránh ăn những thực phẩm sau đây:
– Nhóm thực phẩm có tính hàn như rau đay, cua, ốc,… Sản phụ sau đẻ mổ, cơ thể đang rất yếu, ngoài ra còn có thể bị thiếu máu. Đồ ăn có tính hàn sẽ tác động không tốt, khiến vết mổ khó lành.
– Nhóm thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ viêm, sưng, mủ cho sản phụ sau đẻ mổ: Lòng trắng trứng, gạo nếp, rau muống,…
– Nhóm thực phẩm làm tăng hắc sắc tố melanin sau khi hình thành sẹo, khiến cơ thể bị sẹo thâm, sẹo xấu sau sinh.
– Thực phẩm dễ gây đầy bụng, khó tiêu do chứa nhiều dầu mỡ: Các loại da, đồ chiên, rán, các loại mỡ động vật, nội tạng động vật,…
– Những thực phẩm cay, nóng, không tốt cho quá trình co bóp và ổn định của tử cung: Mù tạt, ớt, tiêu,…
– Đồ uống có chứa chất kích thích, không tốt cho sự phục hồi, đặc biệt là hệ thần kinh như: Rượu, bia, cà phê,…
– Nhóm thực phẩm ăn tái, ăn sống như các loại gỏi, sushi, sashimi,…
– Những thực phẩm dễ kích thích hệ miễn dịch, gây kích ứng, dị ứng.
– Hạn chế ăn nhiều đồ mặn, ăn nhiều muốn để tránh tình trạng cao huyết áp sau sinh.
Sau sinh, ngoài việc chú ý nên ăn gì, kiêng gì, các mẹ cần xây dựng cho mình chế độ ăn uống cân bằng, nạp đủ chất, đủ dinh dưỡng để cơ thể có thể sớm phục hồi, ổn định tốt nhất.
Ngoài ra, trong quá trình vết mổ đẻ lành lại hoàn toàn, các mẹ nên kiêng cữ tuyệt đối những thực phẩm có thể gây sẹo. Sau khi ăn uống bình thường trở lại, nếu nhận thấy vết đẻ mổ có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, các mẹ cũng nên tới gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và đưa ra phương án xử lý tốt nhất.
Vì vậy, cho đến khi cơ thể phục hồi, vết mổ đẻ ổn định hoàn toàn, các mẹ mới nên ăn xôi. Khi ăn xôi trở lại, mẹ cũng không nên ăn quá nhiều để tránh gây ra những tác động không tốt. Sản phụ đẻ mổ bao lâu ăn được xôi, việc ăn uống sau sinh không chỉ quyết định quá trình cải thiện vết mổ ra sao mà còn quyết định về việc cải thiện vóc dáng sau sinh của sản phụ.